Vận Tải Bằng Sà Lan Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tiềm Năng và Hiệu Quả

ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi về hệ thống sông ngòi, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển loại hình vận tải container bằng sà lan. Từ TP.HCM có thể kết nối giao thương một cách dễ dàng với các tỉnh miền Tây thông qua các tuyến kênh rạch như Kênh Đôi, kênh Tẻ, qua kênh Chợ Gạo để rồi từ đó tỏa ra khắp các tỉnh miền Tây. Do vậy, tiềm năng phát triển loại hình vận tải này rất lớn.

Ưu điểm của hình thức vận tải bằng sà lan:

Vận tải bằng sà lan có những ưu điểm vượt trội như: Có khả năng đáp ứng vận chuyển an toàn hàng hóa với qui mô lớn, đảm bảo chất lượng hàng hóa sau khi xuất xưởng đến nơi tiêu thụ, giảm hao hụt mất mát, giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Hiện tại, thời gian vận chuyển từ TP.HCM – Sa Đéc hoặc ngược lại là 20 giờ (tùy thuộc thủy triều), thời gian vận chuyển từ TP.HCM – Mỹ Thới hoặc ngược lại là 24 giờ (tùy thuộc thủy triều)..... Ngoài ra về mặt xã hội vận tải bằng sà lan còn góp phần giảm ách tắc giao thông đường bộ, tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ...

Về giá cước, so với vận tải đường bộ vận tải container bằng sà lan giảm chi phí từ 5% – 60% tùy theo tuyến đường vận chuyển. Ví dụ tuyến TP.HCM – Mỹ Thới vận tải container bằng sà lan sẽ giảm bình quân khoảng 10% - 15% so với đường bộ, tuyến Cái Mép – TP.HCM sẽ giảm bình quân từ 50% - 60% so với đường bộ, tuyến TP.HCM – Phnom Penh sẽ giảm bình quân từ 40% - 60% so với đường bộ.

Tuy nhiên, chi phí đầu tư để phát triển mô hình vận tải bằng sà lan một cách bền vững và hiệu quả là rất lớn cho hai đầu bến cảng phục vụ công tác xếp dỡ và trung chuyển hàng container XNK. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của vùng hiện nay cũng đang còn rất nhiều hạn chế. Nhiều tuyến luồng không đảm bảo độ sâu cần thiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển phương thức vận chuyển container bằng đường thủy

  

Chiến lược phát triển vận tải bằng sà lan:

Để khai thác tốt tiềm năng của giao thông - vận tải đường thủy ĐBSCL, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, cần có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan cùng các DN để phát triển thị trường vận tải đường thủy nội địa. Một số giải pháp cho vấn đề này như:

-  Thứ nhất nâng cao, phát triển cơ sở hạ tầng ở bến cảng như triển khai đầu tư bến sà lan, cẩu bờ, bãi container và các trang thiết bị chuyên dùng cho việc xếp dỡ container.

-  Thứ hai hiện tại mức đầu tư 3% trên tổng mức đầu tư cho ngành vận tải đường thủy như vậy là còn quá ít. Điều này dẫn đến hệ thống luồng lạch chưa tương thức với tiềm năng. Bộ GTVT cần phân bổ lại nguồn ngân sách và tăng đầu tư cho việc cải tạo các cửa sông, mở luồng vận tải sông - biển theo tuyến Bắc - Nam, kết nối với vận tải biển.

-  Thứ ba hiện nay đội tàu sông có năng lực chuyên chở nhỏ với khả năng chở trung bình từ trên dưới 1.000 tấn - nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn quốc tế nên không mang lại hiệu quả kinh tế từ cỡ tàu. Vì thế cần phát triển đội tàu có công suất lớn hơn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.


Lượt xem:
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter