Các Câu hỏi thường gặp

Hy hữu tìm được  mô tô nhờ gắn định vị GPS

1/ Thiết bị giám sát hành trình là gì?
Là thiết bị dùng để giám sát hàng trình phương tiện trực tuyến giúp chúng ta có thể biết vị trí phương tiện  bất cứ lúc nào, hay bất cứ nơi đâu.

 

2/ Các tính năng cơ bản của thiết bị giám sát hành trình thế nào?
-  Giám sát các trạng thái của phương tiện: vị trí, vận tốc, lộ trình, các điểm dừng đỗ; thông tin mức tiêu hao nhiên liệu, bật/tắt động cơ, điều hòa, đóng/mở cửa,…

-  Quản lý nhiên liệu bằng cảm biến nhập từ Châu Âu độ chính xác cao.

-  Kết nối với camera để ghi lại hình ảnh và gửi về trung tâm.

-  Hỗ trợ đàm thoại 2 chiều.

-  Chức năng bảo vệ nguồn (đảo cực không giới hạn) và có pin dự phòng trong trường hợp nguồn chính bị ngắt.

-  Có màn hình nhắn tin tương tác giữa tài xế và trung tâm điều phối, hỗ trợ hơn 50 mẫu tin nhắn.

-  Quản lý xe bê tông trộn/xả/dừng quay; xe vận tải hàng hóa; xe đông lạnh.

-  Và nhiều tính năng khác.

 

3/ Quy trình hoạt động kết nối của thiết bị giám sát hành trình như thế nào?
Thiết bị được lắp vào xe - được kích hoạt 1 sim điện thoại có đăng ký 3G và thiết bị hoạt động dựa trên 2 sóng là sóng GPS của thiết bị và sóng 3G của sim - Sóng GPS kết nối thiết bị với vệ tinh còn sóng 3G kết nối server máy chủ - khi đó máy chủ sẻ lưu trữ dữ liệu - dùng các thiết bị có kết nối với internet hay 3g để xem dữ liệu trên máy chủ đó.


4/ Hộp đen là gì?

Hộp đen là tên gọi của một loại thiết bị lưu trữ thông tin thường được gắn trên các phương tiện giao thông và được thiết kế đặc biệt phù hợp riêng với từng loại phương tiện khác nhau. Có 2 loại hộp đen phổ biến là hộp đen cho máy bay và trên các phương tiện xe cơ giới (cụ thể là ôtô).


5/ Hộp đen ô tô, xe hơi hợp chuẩn là gì?

- Hộp đen cho ô tô hay còn gọi là Thiết bị giám sát hành trình, chính là thiết bị định vị ô tô, được thiết kế chắc chắn, có vỏ bằng kim loại chống va đập và chống sốc , có thể hoạt động trong môi trường điều kiện thời thiết khắc nghiệt, thậm chí nhiệt độ lên đến 80 độ C. Thiết bị giám sát hành trình sẽ được gắn bên trong xe ôtô và được kết nối với hệ thống máy chủ chuyên dụng, quản lý trực tuyến qua hệ thống SMS/GPRS/GPS (gọi là trung tâm giám sát); giúp người dùng có thể quản lý và giám sát các phương tiện của mình thông qua máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet. Các thông số về vị trí, tốc độ, quãng đường di chuyển, điểm dừng đỗ, đóng mở cửa, nhiên liệu… sẽ liên tục hoặc đều đặn được cập nhật về trung tâm và đều được hiện thị trên màn hình của người quản lý mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.


6/ Các loại xe nào thì bắt buộc lắp hộp đen hợp chuẩn?
Ở Việt Nam, hiện nay các xe ôtô, đặc biệt là các xe thuộc các doanh nghiệp vận tải, khi đi đăng kiểm đều bắt buộc phải có trang bị hộp đen GPS mới được phép lưu hành. Đây cũng là một trong những bước tiến tiếp theo nhằm đến tương lai đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông công cộng mà Việt Nam đang hướng đến.
Các loại xe bắt buộc gắn hộp đen là:
-  Tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên.

-  Xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

-  Xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container.

-  Xe vận tải chở hàng trên 10 tấn
Cụ thể hơn theo thông tin mới nhất: Theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ban hành ngày 10 tháng 09 năm 2014 "Về Kinh doanh và Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô". Theo khoản 3, điều 14 của Nghị định, từ ngày 1/7/2015 sẽ có thêm nhiều dòng xe bắt buộc phải gắn hộp đen hợp chuẩn của Bộ GTVT, chi tiết như sau:
Dự thảo đề xuất đến trước ngày 1/7/2015, tất cả xe taxi phải đựợc gắn thiết bị định vị đúng chuẩn của Bộ GTVT.
Đến trước ngày 1/1/2016, trên xe đầu kéo kéo, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe.
Đến trước ngày 1/7/2016 các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn sẽ phải gắn thiết bị giám sát hành trình xe.
Đến trước ngày 1/1/2017, trên xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe.

Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm các yêu cầu sau: Lưu giữ và truyền thông tin: hành trình, tốc độ, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong 24 giờ của từng lái xe. Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải và quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải.

Tin mới nhất:
Tin trước đây:

Lượt xem:
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter