Thực trạng lắp thiết bị giám sát hành trình trên ô tô tải trước giờ G

Thứ , 02/03/2016 Sau công văn thúc giục báo cáo việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe ô tô từ Bộ GTVT, tình hình triển khai trên cả nước cho thấy còn nhiều khó khăn trước thời điểm áp dụng với các đối tượng tiếp theo từ 1/1/2016.


 

Không
 “ăn” dầu không phải tài xế xe tải, Tin tức trong ngày, trom xang dau,
tai xe, an dau, kiem them, tai xe xe tai, rut ruot xang dau, an cap xang
 dau, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Xe tải trên 10 tấn sẽ là đối tượng tiếp thao phải lắp thiết bị GSHT từ 1/1/2016 

Lộ trình bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên ôtô kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá (kế hoạch trong 5 năm, từ 1/7/2013 đến 1/7/2018), đến nay khi thời hạn sắp hết mới có các đối tượng xe khách kinh doanh tuyến cố định, xe taxi, xe đầu kéo lắp thiết bị GPS (giám sát hành trình). Bốn đối tượng còn lại là xe tải trên 10 tấn sẽ bị áp dụng lắp bắt buộc trước 1/1/2016 và xe tải từ 7 tấn đến 10 tấn trước 1/7/2016, xe tải từ 3,5 đến dưới 7 tấn trước 1/1/2017 và xe tải dưới 3,5 tấn trước 1/7/2018.

Tổng kết mới nhất từ Bộ GTVT qua báo cáo của các đơn vị kinh doanh vận tải ôtô và cung cấp thiết bị giám sát hành trình, các sở giao thông vận tải cho thấy thực trạng kế hoạch thực hiện lộ trình “GPS hoá” còn nhiều bất cập, phải sớm khắc phục.

Đầu tiên phải kể đến các doanh nghiệp cung cấp thiết bị GPS và Trung tâm dữ liệu giám sát hành trình (TTDL). Sự phối hợp của hai bên đang cho thấy cần phải đẩy nhanh quá trình thông suốt “thông tin” về mặt công nghệ. Báo cáo cho thấy sai lệch số lần quá tốc độ giữa TTDL và máy chủ các doanh nghiệp vẫn thường xảy ra. Nguyên nhân chủ quan là do phương pháp tính toán khác nhau và cũng chưa thể trực tiếp so sánh từng trường hợp để tìm ra sai sót. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan cũng được chỉ ra như tốc độ bị ảnh hưởng của thời tiết, của tầng điện ly, của các vật cản sinh ra nhiễu tín hiệu nhiều đường…dẫn đến sai số tính bằng đơn vị km. Một số nhà cung cấp đã áp dụng các phương pháp loại bỏ các sai lệch tốc độ nhưng vẫn cần có quy định chung về thuật toán một cách thống nhất.

Bên cạnh đó, do số lượng đơn vị cung cấp GPS nhiều (lên đến hàng chục đơn vị nhưng phù hợp tiêu chuẩn mới nhất theo quy định của Bộ GTVT chỉ có hơn 10 đơn vị) dẫn đến việc chăm sóc khách hàng cũng không đồng đều. Một số đơn vị gọi nhiều lần mà không cử nhân sự đến bảo hành do năng lực có hạn, có nơi chậm chễ lại nại lý do khoảng cách di chuyển xa…

Nếu như doanh nghiệp cung cấp GPS đang phải gỡ vướng mắc về mặt công nghệ thì TTDL lại tồn tại các bất cập liên quan đến quản lý và điều hành. Vẫn tồn tại sự không thống nhất, mạnh ai người đấy làm gây chồng chéo. Đơn cử như cách kiểm tra một xe đã được truyền dữ liệu lên TTDL hay chưa mà mỗi cơ quan một cách làm, sở kiểm tra trang giám sát, có sở lại kiểm tra trang lộ trình hay thậm chí có sở còn yêu cầu có báo cáo tổng hợp theo lái xe trong khi xe vừa mua, chưa có phù hiệu, chưa chạy gây vô lý, khó khăn cho Doanh nghiệp vận tải (DNVT); Xe đã có thiết bị hợp chuẩn QCVN31.2011, khi đổi biển cấp lại giấy tờ, sở yêu cầu phải lắp mới thiết bị và không cho nâng cấp gây lãng phí cho DNVT…

Về phía người tiêu dùng là các DNVT  và cũng là đối tượng chính để áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm. Qua hơn 2 năm thực hiện quy định lắp GPS, đến nay cơ quan chức năng nhận định vẫn cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến với đối tượng này. Nhiều nơi vẫn thờ ơ trong việc khai thác và bảo hành thiết bị. Thậm chí đến mức nhiều đơn vị vận tải bị phát hiện xe lâu ngày mất tín hiệu nhưng từ chối bảo hành thiết bị hoặc không có bộ phận theo dõi GPS, lắp đối phó... Vẫn còn tình trạng can thiệp vào phần cứng gây gián đoạn tín hiệu của thiết bị GPS như cắt dây, lắp công tắc, cắt angten ....

Với những khó khắn như các báo cáo đã đề cập có thể thấy việc áp dụng thiết bị GPS để giám sát xe kinh doanh vận tải còn nhiều khó khăn, nhưng mục đích cuối cùng do cơ quan quản lý đề ra là đang đi đúng hướng. Nhận thức xã hội đã được tăng lên đáng kể từ khi quy định đi vào cuộc sống. DNVT đã thấy rõ được lợi ích về kinh tế do thiết bị GPS mang lại (quản lý nhiên liệu, quỹ thời gian…), người dân, sở GTVT, cảnh sát giao thông có thêm công cụ hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông (dữ liệu lưu trữ lâu dài, dễ phát hiện các điểm nóng vi phạm dừng đỗ, tốc độ…). 


Theo Phạm Tuân

 

Tin mới nhất:
Tin trước đây:

Lượt xem:
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter